Cường độ bức xạ năng lượng mặt trời tại 63 tỉnh thành Việt Nam

Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, và vào khoảng 4kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc.

Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm.

Theo tài liệu khảo sát lượng bức xạ mặt trời cả nước:

  • Các tỉnh ở phía Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra) bình quân trong năm có chừng 1800 – 2100 giờ nắng. Trong đó, các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.
  • Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), bình quân có khoảng 2000 – 2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, đối với các địa phương ở Nam Trung bộ và Nam bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.

Việt Nam có nguồn NLMT dồi dào cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m2 và phía nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta có sự chênh lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc.

Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam

Vùng Giờ nắng trong năm Cường độ BXMT (kWh/m2, ngày) Ứng dụng
Đông Bắc 1600-1750 3,3 – 4,1 Trung bình
Tây Bắc 1750-1800 4,1 – 4,9 Trung bình
Bắc Trung Bộ 1700-2000 4,6 – 5,2 Tốt
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ 2000-2600 4,9 – 5,7 Rất tốt
Nam Bộ 2200-2500 4,3 – 4,9 Rất tốt
Trung bình cả nước 1700-2500 4,6 Tốt